Thương mại điện tử - ICHIISOFT

Thương mại điện tử

ICHIISOFT

Sự phát triển của thương mại điện tử yêu cầu doanh nghiệp sở hữu một hệ thống đảm bảo. Là một công ty giàu kinh nghiệm, chúng tôi doanh nghiệp của bạn nổi bật với khả năng thương mại để đưa hoạt động vào chế độ tự động hóa.
Chúng tôi có đội ngũ lập trình viên có nhiều kinh nghiệm phát triển các hệ thống thương mại điện tử bao gồm: Tạo hệ thống thương mại điện tử từ đầu, customize các nền tảng open source platform một cách hiệu quả, chất lượng, tối ưu chi phí và thời gian phát triển.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.

Các hình thức thương mại điện tử

Thương mại điện tử ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung “kỹ thuật số” cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời, để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch vụ “meta” đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của thương mại điện tử.
Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong thương mại điện tử.
Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các hình thức này trong thương mại điện tử. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G – Government), Doanh nghiệp (B – Business) và Khách hàng (C – Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó, các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm:
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B)
Chính phủ với Chính phủ (G2G)
Chính phủ với Công dân (G2C)
Khách hàng với Khách hàng (C2C)
Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)


Bên cạnh các kiểu E-commerce truyền thống bên trên, nhiều thể loại E-commerce hiện đại cũng đồng thời phát triển song song với sự phát triển của công nghệ. Nổi bật có thể kể đến T-commerce và M-commerce.
       T-commerce (TV commerce)
       M-commerce (mobile commerce)

Nguồn trích dẫn:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%B0%C6%A1ng_m%E1%BA%A1i_%C4%91i%E1%BB%87n_t%E1%BB%AD

Techblogs

No posts found.

Similar news

No posts found.